Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ đã để lại hậu quả nặng
nề. Lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mãi tài sản. Cleverland (Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn nước Mỹ. Khoảng 1/10 số nhà tại Cleverland bị thu hồi để phát mại. Theo công ty RealtyTraac Inc, chuyên theo dõi về thị trường thế chấp tín dụng cho biết, số lượng nhà bị tịch thu do chủ nhà không đủ khả năng trả nợ trong tháng 1/2008 tăng tới 57% so với cùng kỳ năm 2007. Tính trên toàn liên bang, có tổng cộng 233,001 chủ nhân các ngôi nhà đã nhận được giấy báo tịch thu gán nợ so với 148,425 ngôi trong tháng 1/2007. Những người nhập cư với giấc mơ mua nhà lại trở về tay trắng. Tháng 2/2007, ngành công nghiệp cho vay thế chấp dưới
chuẩn sụp đổ dẫn tới một làn sóng tịch thu tài sản để xiết nợ với 1,3 triệu ngôi
nhà, tăng 79% so với năm 2006. [15]
Cùng lúc đó, hơn 70 hãng cho vay cầm cố ở Mỹ đã ngừng hoạt động
hoặc chờ rao bán. Hàng loạt các tổ chức cho vay thế chấp dưới chuẩn lớn nhất nước Mỹ liên tiếp công bố các khoản lỗ, rao bán hoặc đệ đơn xin phá sản. Ngày 2/4/2007, New Century Financial đệ đơn xin phá sản. Tiếp đó ngày 6/8/2007 là đến American Home Mortgage, từng nằm trong top 10 nhà cho vay cầm cố lớn nhất nước Mỹ. Hai hãng Aegis (trụ sở ở Houston) và National city (ở Cleverland) đồng thời tuyên bố ngừng tiếp nhận yêu cầu vay mới. Ngày 16/8/2007, Countrywide Financial Corporation, tổ chức cho vay cầm cố lớn nhất Mỹ, thừa nhận đang lâm vào khó khăn và cho biết đang cần hỗ trợ 11,5 tỷ USD để duy trì hoạt động và tránh nguy cơ bị phá sản. [16].
Hai tập đoàn tài chính khổng lồ là: Merrill Lynch và City Group Inc đã
phải chấp nhận hàng chục tỷ USD vốn đầu tư cứu trợ khẩn cấp của nước ngoài. Merrill Lynch đã thiệt hại 7,9 tỷ USD trong qúy3 năm 2007 và phải cầu viện nguồn vốn từ bên ngoài để có thể tiếp tục hoạt động. Qúy 4 năm 2007, nợ xấu của City Group đã lên tới 49 tỷ USD [17] .
Theo dự tính, nợ của các ngân hàng lớn trong năm 2007 có thể lên tới
hàng chục tỷ USD, trong đó, dẫn đầu là Citybank với gần 90 tỷ USD, tiếp đó là JP Morgan Chase và Bank of America với 80 và 60 tỷ.
Cuộc khủng hoảng tín dụng cũng đã buộc các ngân hàng trên phố Wall
cắt giảm khoảng 34,000 nhân viên tính từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008 và có thể còn tăng lên mức 90,000 nhân viên trong vòng 2 năm tới. City Group đã sa thải 1,7% nhân công, Lehman sa thải 18%, Morgan Stanley 6,25% và Merrill Lynch là 4,5%. Tuy nhiên, con số này sẽ không dừng lại
trong thời gian tới. [21]
Tác động của cuộc khủng hoảng gây ra sự biến động mạnh trên các thị
trường trái phiếu, cổ phiếu và phái sinh. Giá trị thị trường của các công ty trong những tháng đầu năm 2008 đã sụt mất 19,2%, tương đương 2,300 tỷ USD so với tháng 10/2007. Trong đó, có một số cổ phiếu giảm giá mạnh. Cổ phiếu Bear Stearns giảm hơn 90% giá trị, tương đương 16,7 tỷ USD. Những cổ phiếu khác cũng giảm giá lớn do tâm lý lo ngại về các khoản nợ xấu của giới đầu tư. Cổ phiếu của National City mất giá 76%, tương đương 12,4 tỷ
USD. Hãng bảo lãnh trái phiếu Ambac Financial mất giá 75%, tương đương
5,24 tỷ USD, ngân hàng cho vay địa ốc Countrywide Financial mất giá 70.74%, tương đương 7,88 tỷ USD. Trong số 25 công ty có giá trị thị trường sụt giảm trong chỉ số S&P, có tới 16 công ty trong ngành tài chính. Tuy nhiên, ngoài cổ phiếu tài chính, không ít loại cổ phiếu khác cũng đã và đang xuống dốc vì khủng hoảng, trong đó phải kể tới các cổ phiếu dịch vụ viễn
thông, công nghệ và y tế. [22]
Việc FED tiếp tục giảm lãi suất vào ngày 18/3/2008 xuống còn 2,25%
đã có tác dụng ít nhiều lên thị trường chứng khoán. Trong tuần giao dịch tính đến ngày 20/3/2008, chỉ số công nghiệp trung bình Down Jones đã tăng 3,4% lên 12,361.32 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng tăng 2,1% lên 2,258.11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,2% và đóng cửa ở mức 1,329.51 điểm. Tuy nhiên, ông George Shipp – chuyên gia đầu tư thuộc tổ chức Scott & Stringfellow, cho rằng giới đầu tư vẫn tỏ ra chưa thực sự yên lòng với những diễn biến trên thị
trường tài chính. [19]
Các ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp
chuyển giao cho thị trường đã phải công bố các khoản tổn thất lên tới hàng chục tỷ USD như Citi Group (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USĐ), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ
USD). [20]
Tiếp theo những ảnh hưởng lên thị trường tài chính, cuộc khủng hoảng
thị trường bất động sản có ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Thiếu hụt cán cân thanh toán nước ngoài đã lên tới 811 tỷ USD năm 2006, bằng 6% GDP. Năm 2007, đồng USD mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt 734 tỷ USD nhưng vẫn ở mức rất cao. Tốc độ tăng GDP cả năm 2007 chỉ đạt 2,2% so với mức tăng 3,3% năm 2006. Đây là mức tăng GDP chậm nhất kể từ
năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến GDP tăng chậm là do lượng tiền chi
tiêu và đầu tư vào lĩnh vực bất động sản giảm mạnh, khối lượng hàng hoá của các nhà máy, xí nghiệp cũng bị giảm. Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động, Trong tuần lễ kết thúc ngày 23/2/2008, số công nhân Mỹ nộp đơn xin bảo lãnh thất nghiệp vọt lên 370,000 người so với mức dự kiến 350,000 người. Đến ngày 16/2/2008, cả nước Mỹ có khoảng 2,81 triệu công nhân bị thất nghiệp. Tháng 3/2008, tổ chức nghiên cứu Conference Board (CB) cho biết chỉ số lòng tin tiêu dùng (CCI) ở Mỹ giảm xuống 64, 5 điểm, so với mức 76,4 điểm trong tháng
2/2008.
Pre-engineered steel buildings (PESBs) have emerged as a game-changing solution in the construction industry. By…
Tiến Phước, chủ đầu tư Senturia Nguyễn Văn Linh đã hoàn toàn khẳng định đây…
Khám phá 5 bước quan trọng trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Từ lập…
Tìm hiểu cách xây nhà kho lạnh để bảo quản nông sản hiệu quả. Khám…
Một dự án bất động sản cao cấp phải được quy hoạch, chắt lọc và…
Tìm hiểu quy trình và lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng cho…